Bảng quy đổi mác bê tông đầy đủ nhất, mới nhất năm 2023

quy đổi mác bê tông

Trích dẫn bảng quy đổi mác bê tông tương ứng với cấp độ bền từ TCVN 5574:2012 giúp bạn dễ hiểu, dễ nhớ hơn.

Mác bê tông hay cường độ chịu nén là điểm đặc trưng nhất của bê tông. Và cũng là yếu tố đầu tiên được sử dụng để đánh giá chất lượng của vật liệu. Vậy mác bê tông là gì? Bảng quy đổi mác bê tông bao gồm những chỉ số quan trọng nào. Hãy tiếp tục theo dõi bài viết dưới đây để có lời giải đáp.

1. Tìm hiểu về mác bê tông là gì và cách quy đổi

Mác bê tông là đơn vị đo cường độ chịu lực nén của các mẫu bê tông hình lập phương có kích thước 15x15x15cm. Được bảo dưỡng suốt 28 ngày trong điều kiện tiêu chuẩn. Với đơn vị đo là kg/cm2 hoặc N/mm2 và được biểu diễn bằng ký hiệu M.
Mác bê tông được phân thành nhiều loại như M100, M200, M250, M300, M350, M400, M500,… Với sự cải tiến của các chất liệu phụ gia, hiện nay người ta có thể sản xuất bê tông M1000 – M1500. Các dự án như nhà ở, trường học, bệnh viện thường sử dụng bê tông mác 250. Còn đối với các công trình cao tầng, họ sử dụng các mác bê tông có cường độ lớn hơn.

mác bê tông

2. Tìm hiểu về cấp độ bền bê tông

Cấp độ bền của bê tông là chỉ số biểu thị cường độ đặc trưng của mẫu thử trong hình dạng khối lập phương. Được biểu hiện thông qua các ký hiệu và xác định bằng cách quy đổi mác bê tông. Theo tiêu chuẩn mới tại thị trường Việt Nam, quy đổi mác bê tông ngày nay đã được thay thế bằng cấp độ bền của bê tông. Chỉ số này được xác định thông qua quá trình nén khối bê tông. Trong điều kiện nghiệm thu và bảo trì trong vòng 28 ngày.

3. Bảng quy đổi mác bê tông (M) tương ứng với cấp độ bền (B)

bảng quy đổi mác bê tông

Trong nhiều hồ sơ thiết kế, mác bê tông thường được ghi theo cấp độ bền (B12.5, B10, 17.5,…) thay vì ghi M100, M200,… khiến nhiều kỹ sư giám sát lúng túng. Vậy nên, để dễ nhớ, VLXD Sơn Đồng sẽ giới thiệu đến bạn bảng quy đổi mác bê tông (M) tương ứng với cấp độ bền (B) từ TCVN 5574:2012 ngay sau đây:

Cấp độ bền (B) Cường độ chịu nén (Mpa) Mác bê tông (M)
B3.5 4.5 50
B5 6.42 75
B7.5 9.63 100
B10 12.84
B12.5 16.05 150
B15 19.27 200
B20 25.69 250
B22.5 28.9 300
B25 32.11
B27.5 35.32 350
B30 38.53 400
B35 44.95 450
B40 51.37 500
B45 57.8 600
B50 64.22
B55 70.64 700
B60 77.06 800
B65 83.48
B70 89.9 900
B75 96.33
B80 102.75 1000

4. Bảng quy đổi mác bê tông từ C sang M

Cấp bền của bê tông theo tiêu chuẩn của liên minh Châu u (EC2) được ký hiệu là C. Dưới đây là bảng quy đổi mác bê tông từ C sang M hoặc sang B của Việt Nam, mời các bạn tham khảo:

Cấp cường độ bê tông  Theo tiêu chuẩn Châu Âu Theo tiêu chuẩn Trung Quốc
Cường độ nén mẫu trụ D15x30cm – fck,cyl (Mpa) Cường độ nén mẫu lập phương 15cm – fck,cub (Mpa) Cường độ nén lập phương 15cm – fcu,k (Mpa)
C8/10 8 10
C12/15 12 15 15
C16/20 16 20 20
C20/25 20 25 25
C25/30 25 30 30
C35 28,6 35 35
C30/37 30 37
C40 32 40 40
C35/40 35 40 40
C40/50 40 50 50
C45/55 45 55 55
C50/60 50 60 60
C65 53,6 65 65
C55/67 55 67
C70 56,9 70 70
C60/75 60 75 75
C80 65 80 80
C70/85 70 85
C80/95 80 95
C90/105 90 105
C100/115 100 115

5. Quy định về lấy mẫu bê tông

Sau đây là quy định về lấy mẫu bê tông theo tiêu chuẩn Việt Nam về nghiệm thu và thi công bê tông và bê tông cốt thép toàn khối hiện hành – TCVN 4453:1995:

  • Riêng với bê tông tươi (bê tông thương phẩm), trước khi đổ bê tông vào khuôn, tại hiện trường công trình, mỗi mẻ vận chuyển trên xe (khoảng 6÷10 m³) cần lấy một tổ mẫu.
  • Trong trường hợp đổ bê tông khối lượng ít dưới 20m3. Với kết cấu đơn chiếc thì chỉ lấy một tổ mẫu.
  • Đối với các loại kết cấu mỏng (dầm, cột, vòm, bản,…) và kết cấu khung thì phải lấy một tổ mẫu mỗi 20m3 bê tông.
  • Đối với bê tông móng máy khối lượng khoang đổ (phân khu bê tông) nhiều hơn 50m3 thì lấy một tổ mẫu mỗi 50m3 bê tông. (cả trong trường hợp khối lượng bê tông móng máy ít hơn 50m3).
  • Đối với các móng lớn hơn thì lấy một tổ mẫu mỗi 100m3 bê tông. Lưu ý mỗi khối móng không được ít hơn 1 tổ mẫu.
  • Đối với mặt đường (sân bay, ô tô,…), bê tông nền thì lấy một tổ mẫu mỗi 200m3 bê tông (cả trong trường hợp khối lượng ít hơn 200m3 ).
  • Đối với bê tông khối lớn:
    • Cứ 250m3 bê tông thì lấy một tổ mẫu. Nếu khối lượng bê tông trong mỗi khoang đổ (phân khu bê tông) ít hơn hoặc bằng 1000m3.
    • Cứ 500m3 bê tông thì lấy một tổ mẫu. Nếu khối lượng bê tông trong mỗi khoang đổ (phân khu bê tông) nhiều hơn 1000m3.

mẫu bê tông hình lập phương

6. Tạm kết

Nhìn chung, quy đổi mác bê tông là quá trình xác định độ bền của bê tông. Thông qua việc thử nghiệm và đo đạc. Việc này giúp đảm bảo công trình đạt chất lượng tốt nhất. Hy vọng rằng những thông tin trên là hữu ích đối với bạn. Đừng quên tiếp tục cập nhật những bài viết mới nhất của chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức khác tại chuyên mục Tin tức ngành xây dựng.

Rate this post