Độ sụt bê tông m250 là gì? Cách lựa chọn độ sụt bê tông đúng tiêu chuẩn

độ sụt bê tông m250

Tìm hiểu độ sụt bê tông m250 và các mẹo hữu ích giúp bạn lựa chọn độ sụt bê tông tương ứng với từng công trình xây dựng.

Đối với ngành xây dựng, việc chọn lựa độ sụt bê tông phù hợp với từng công trình là vô cùng quan trọng. Vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu suất và độ ổn định của một công trình. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về độ sụt bê tông m250 cũng như của các mác bê tông khác. Để bạn có thể dễ dàng cân nhắc bê tông có độ sụt phù hợp với từng trường hợp.

1. Độ sụt bê tông là gì?

Độ sụt của bê tông là chỉ số thể hiện độ cứng của hỗn hợp bê tông, cũng như tính ẩm ướt và tính lỏng của nó. Mỗi mức độ sụt tương ứng với một bê tông và độ cao từ côn đo khác nhau. Độ sụt thường được xác định theo các tiêu chuẩn như: TCVN 3105-93 hoặc ASTM C143-90A. Và được ký hiệu là SN. Nói một cách đơn giản, độ sụt của bê tông là mức độ nhão của hỗn hợp bê tông tại công trình. Bê tông càng ướt thì độ sụt càng cao và ngược lại. Dụng cụ để đo độ sụt là hình nón cụt gọi là côn Abrams, có kích thước 203x102x305mm. Với đáy và miệng hở. Que đầm hình tròn có chiều dài 600mm và đường kính 16mm.
Độ sụt được tính bằng 305 trừ cho chiều cao của bê tông thương phẩm. Dựa vào độ sụt, bê tông thường được chia thành ba loại: Loại cứng (SN), loại dẻo (SN < 8) và loại siêu dẻo (SN=10 – 22cm).

Ngay sau đây, VLXD Sơn Đồng sẽ giúp bạn xác định chính xác độ sụt bê tông tương ứng với từng mác bê tông thông qua các bảng số liệu cụ thể:

1.1. Độ sụt bê tông m250

Mỗi mác bê tông lại tương ứng với một độ sụt khác nhau. Độ sụt bê tông m250 là 12020mm.

bảng đo độ sụt bê tông m250

1.2. Độ sụt bê tông các mác khác

Độ sụt bê tông m200
độ sụt bê tông m200
Độ sụt bê tông m300

độ sụt bê tông m300

Độ sụt bê tông m350

độ sụt bê tông m350

2. Tại sao phải kiểm tra độ sụt bê tông?

Mục đích của việc đo độ cân xứng của hỗn hợp bê tông là để đánh giá độ chảy của hỗn hợp. Và xác định liệu trạm trộn đã pha chế bê tông theo đúng tỷ lệ thành phần cốt liệu hay chưa. Đặc biệt là tỷ lệ giữa nước/xi măng (W/C). Thông tin này thường được ghi rõ trên phiếu bê tông do các đơn vị sản xuất bê tông cung cấp.
Kiểm tra độ sụt bê tông là phương pháp để đo lường sự đồng nhất của hỗn hợp bê tông. Nếu độ sụt không đúng theo quy định, nhiều yếu tố sẽ bị ảnh hưởng như: cường độ bê tông và độ xốp dẻo của nó. Dẫn đến khó khăn trong quá trình thi công. Đặc biệt là đối với các công việc đã được tính trước cho đội bơm bê tông. Và nhóm thi công làm mặt cấu kiện.

3. Phương pháp kiểm tra độ sụt bê tông

3.1. Thiết bị sử dụng

  • Bộ côn kiểm tra độ sụt bê tông: hình dạng nón cụt, chiều cao 300mm, kích thước đường kính đáy trên là 100mm, đường kích đáy dưới bằng 200mm.
  • Phễu đo giúp dễ dàng đổ bê tông vào côn.
  • Bay trộn.
  • Que đầm sắt dài 600mm, trơn, 1 đầu được bo tròn.
  • Thước đo có độ chính xác 1mm, làm bằng kim loại.
  • Bàn côn đo bằng kép, kích thước 400x400mm.

thiết bị đo độ sụt bê tông

3.2. Tiến hành kiểm tra

Bước 1: Cố định nón sụt

Để cố định côn, ta giẩm 2 chân lên phần côn tiếp xúc với mâm đo độ sụt. Sau đó, sử dụng bay và dụng cụ để xúc hỗn hợp bê tông. Theo tỷ lệ bằng 1/3 phần côn đo. Đồng thời đầm chặt và đều tay mỗi lớp 25 lần theo hình tròn của côn.

Bước 2: Đổ bê tông vào nón và đầm kỹ

Tiến hành múc hỗn hợp bê tông vào côn trong 3 lần. Sau đó, đầm 25 lần cho tới khi côn đầy bê tông. Thêm hỗn hợp và tiếp tục đầm chặt như bình thường nếu hỗn hợp bê tông không đủ để nén. Sử dụng que đầm thép để đảm bảo bề mặt phẳng. Và gạt bỏ hỗn hợp bê tông thừa ở phần trên mở của côn.
Sau khi hoàn thành các công đoạn trên, bắt đầu quá trình đo độ sụt. Rút côn theo chiều thẳng đứng trong tối đa 5 giây. Và đảm bảo rằng khối bê tông trong côn không bị tác động.

Bước 3: Tiến hành đo độ sụt

Sau khi hỗn hợp bê tông đã ổn định trong khoảng 5 giây, chuyển hình nón ngược sụt xuống và đặt bên cạnh các mẫu. Tiếp theo, đặt que sắt lên trên côn và sử dụng thước đo độ sụt chuyên dùng. Để kiểm tra độ sụt chính xác của bê tông trong xe.

cách đo độ sụt bê tông m250

4. Cách lựa chọn độ sụt bê tông đúng tiêu chuẩn

Việc lựa chọn độ sụt bê tông tương ứng giúp bảo đảm chất lượng công trình. Ứng với mỗi biện pháp đổ bê tông, thời tiết, vị trí hạng mục,… độ sụt bê tông cũng sẽ có những lựa chọn khác nhau.

  • Đối với nhà dân dụng có 3 tầng trở xuống, bê tông m250 là lựa chọn phù hợp. Nếu nhịp giữa các dầm lớn, nên sử dụng m300.
  • Đối với nhà từ 4 đến 6 tầng, sử dụng độ sụt mác bê tông 300 là hợp lý. Nếu có nhịp giữa các dầm lớn, cần sử dụng mác 350 với cùng độ sụt.
  • Riêng với nhà từ 6 đến 10 tầng: Có thể dùng độ sụt bê tông m300. Nếu vượt nhịp lớn, việc trao đổi ý kiến với kỹ sư là vô cùng cần thiết.
  • Các công trình như cọc bê tông đúc sẵn và cọc nhồi thường sử dụng mác 300 trở lên. Còn các công trình như móng, trụ cầu, dầm dự ứng lực thường cần dùng mác 350 trở lên.
  • Cuối cùng, các công trình là bể chứa, nhà công nghiệp nhịp lớn, silô, nhà kho, nhà xưởng,… nên lựa chọn độ sụt bê tông mác 300 – 400.

nhà dân dụng 2 tầng

5. Tạm kết

Việc nắm bắt chính xác độ sụt bê tông m250 sẽ giúp bạn ứng dụng sản phẩm cho các công trình phù hợp. Như công trình nhà dân dụng có quy mô nhỏ và không yêu cầu khả năng chịu lực cao. Đồng thời, gia tăng tính linh hoạt trong thi công và giảm thiểu khó khăn trong quá trình bơm bê tông lên sàn. Nhất là đối với các công trình có sàn cao. Nếu thấy những thông tin trên là bổ ích, đừng quên tiếp tục theo dõi và đón đọc những bài viết mới của chúng tôi tại chuyên mục Tin tức ngành xây dựng.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *