Mô tả quy trình đổ bê tông đường chi tiết nhất

đổ bê tông đường

Khám phá quy trình đổ bê tông đường. Các bước để tạo nên nền móng vững chắc cho hạ tầng giao thông hiện đại.

Bê tông là vật liệu xây dựng cốt lõi của nền móng đường. Nó là yếu tố quan trọng trong xây dựng hạ tầng giao thông hiện nay. Quy trình đổ bê tông đường đòi hỏi sự chính xác và kỹ thuật cao. Để tạo nên những con đường bền vững và đảm bảo tính an toàn. Hãy cùng VLXD Sơn Đồng khám phá quy trình này để hiểu rõ hơn về cách mà hạ tầng giao thông được hình thành và phát triển.

1. Cấu tạo bê tông đường

1.1. Tầng móng

  • Đối với mặt đường hỗn hợp, có thể là bê tông xi măng mác 250/35 – 300/40 – 350/45.
  • Có thể là kết cấu tầng móng áo đường mềm. Việc sử dụng cát gia cố xi măng để làm nền móng sẽ mang đến nhiều lợi ích.
  • Khi đổ bê tông đường thông qua ván khuôn cố định, chiều rộng móng phải lớn hơn từ 25 – 35cm so với chiều rộng phần xe chạy. Và dao động từ 50 – 60cm khi đổ thông qua ván khuôn trượt.
  • Lớp tạo phẳng cần dày 6 – 10cm nếu móng là lớp đá dăm.
  • Trên đỉnh lớp móng, cần bảo đảm an toàn mô đun đàn hồi.

1.2. Tầng mặt

Tấm bê tông xi măng

Chiều dày tấm bê tông xi măng khoảng từ 15 – 30cm. Với 3 loại mác bê tông: 450/55 – 400/50 – 350/45. Thông thường, chiều rộng một làn xe bằng chiều rộng tấm bê tông. Chiều dài tấm loại JPCP khoảng 7m. Riêng với loại JRCP là 15m. Chỉ khi bố trí khe thi công, nơi giao cắt với công trình thoát nước. Hoặc vị trí nút giao thông mới sử dụng loại CRCP. Để hạn chế USN phát sinh, người ta sản xuất tấm bê tông có tiết diện hình chữ nhật. Độ dốc ngang mặt đường đạt từ 1,5 – 2%.

Các loại khe

Mặt đường bê tông xi măng thường có các khe ngang như: khe co, mỗi 3 đến 5 khe co sẽ hình thành một khe giãn. Khe thi công thường được đặt ở cuối ca. Thường ở vị trí trùng với một khe giãn hoặc khe co, cùng với các khe uốn vồng (khe dọc).
Thông thường, thanh truyền lực được làm bằng thép trơn. Với đường kính cốt từ f28 đến f40 và chiều dài từ 40 – 60cm. Để truyền lực giữa các tấm bê tông. Khe giãn (từ 25 đến 40cm), khe dọc (từ 70 đến 120cm), khe co là yếu tố ảnh hưởng đến khoảng cách các thanh tùy. Một đầu của thanh thường được quét nhựa lỏng hoặc nhũ tương. Để tự do di chuyển vị trí.
Mặt đường bê tông xi măng còn có các mối nối tăng cường chỉ thêm ở khe giãn, khe uốn vồng và khe thi công. Bên cạnh đó, việc thêm một lưới cốt thép ở gần mặt trên của tấm bê tông. Giúp chịu ứng suất khi bê tông co lại và chịu ứng suất nhiệt. Từ đó, giảm thiểu nguy cơ nứt của bề mặt.

2. Lợi ích của đổ bê tông đường

Đổ bê tông đường giúp việc di chuyển trở nên thuận tiện, bằng phẳng, sạch sẽ. Bên cạnh đó là an toàn hơn. Bề mặt bê tông của đường có độ bền cao hơn so với đường đá hoặc đất. Khi chịu được trọng tải nặng mà không gây ra hiện tượng sụt lún hay gợn sóng.
Khả năng bám của bánh xe trên mặt đường bê tông khá tốt. Vì bê tông có độ nhám nên không bị cộm như khi sử dụng các loại vật liệu khác. Đổ bê tông đường cũng giúp giảm chi phí bảo dưỡng, giảm tiếng ồn của phương tiện giao thông. Và tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương buôn bán cả với các vùng lân cận. Giúp thúc đẩy nền kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

các phương tiện giao thông trên đường

3. Quá trình chuẩn bị đổ bê tông đường

Sau đây, VLXD Sơn Đồng sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn về khâu chuẩn bị trước khi đổ bê tông đường:

Định vị công trình

Đơn vị phải tư vấn phải tim chính, giao mốc của tuyến công trình trước khi bắt đầu thi công. Đồng thời, xác định cao độ, vị trí và các chi tiết, cao trình nền. Dựa theo số liệu, bắt đầu thực hiện thi công xây dựng.

Công tác nền

Tuyến hành vạch tuyến, dùng máy san ủi mặt bằng thi công. Kích thước, hình dạng của tuyến đường phải đảm bảo chính xác với bản thiết kế. Thực hiện nghiệm thu để chuyển đến bước sau.

Công tác cốt thép
  • Chủ đầu tư giám sát kiểm tra chất lượng thép trước khi đưa vào công trình.
  • Thép phải được vệ sinh sạch sẽ, cát uốn đúng tiêu chuẩn trước khi gia công.
  • Kiểm tra độ chính xác và tiến hành xử lý lắp dựng cốt thép.
  • Bảo đảm khoảng cách bảo vệ a, nối buộc theo quy phạm.
Công tác bê tông
  • Chuẩn bị bãi trộn, nước sạch, kiểm tra thiết bị, vật tư để chuẩn bị đổ bê tông đường.
  • Cân đo chính xác vật liệu để thực hiện thiết kế thành phần cấp phối. Dựa trên hồ sơ thiết kế đã duyệt.
  • Kiểm tra độ sụt bê tông và thực hiện đổ dưới sự giám sát của chủ đầu tư.
  • Bê tông phải đảm bảo chất lượng và được vận chuyển bằng xe chuyên chở. Tạo sơ đồ vận chuyển phù hợp nhằm hạn chế va chạm, chồng chéo.
  • Chia từng đợt đổ bê tông và tiến hành đầm. Để hạn chế mất nước xi măng và hiện tượng rỗ bề mặt. Bê tông sau khi đổ xong cần được bảo dưỡng đúng quy định.
Công tác vữa xây
  • Khối xây phải đảm bảo đứng, thẳng, không trùng mạch, vuông góc. Chính xác như thiết kế đã được duyệt.
  • Vật liệu không được chứa tạp chất, vữa xây phải trộn đúng mác.
  • Khối xây cần bảo dưỡng đúng quy định theo từng mùa.
Công tác trát
  • Nâng cao vẻ đẹp của công trình, công tác này yêu cầu cao về mặt mỹ thuật.
  • Công tác nghiệm thu đánh giá các hạng mục
  • Nghiệm thu chính xác theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
Công tác bảo hành công trình
  • Công trình có thời gian bảo hành 1 năm, tính từ ngày chủ đầu tư nhận bàn giao công trình. Đây là công tác bắt buộc để bảo đảm quyền lợi cho chủ đầu tư. Nhà thầu chỉ được phép từ chối bảo hành nếu xảy ra 2 trường hợp sau:
  • Lỗi hư hỏng không xuất phát từ Nhà thầu.
  • Thời gian bảo hành công trình đã hết.

4. Quy trình thi công đổ bê tông đường

4.1. Xác định vị trí chính xác các tấm BTXM trên mặt đường

Gia công cốt thép trước ngoài bãi và lắp đặt vào vị trí thông qua cẩu tự hành. Sau đó kê chỉnh và lắp đặt các thanh truyền lực theo đúng thiết kế. Ván khuôn được sử dụng theo từng tấm có kích thước là 6m x 0,3m. Giúp việc thi công từng tấm mặt đường dài 6 mét trở nên thuận tiện hơn.
Vật liệu chính để làm ván khuôn là gỗ phủ phin. Và khung thép hộp 40x40mm đóng vai trò làm khung chịu lực. Để bảo đảm về mặt chịu lực, có thể hàn thêm chân rộng ra.

4.2. Đổ bê tông

Chia nhỏ các lần đổ bê tông đường theo số lượng tấm và khối lượng bê tông cốt thép theo bảng thống kê và hình vẽ. Trước khi tiến hành đổ bê tông, việc chuẩn bị vật liệu xây dựng như: đá, cát và xi măng là cực kỳ quan trọng. Nhằm đảm bảo tính bền đẹp và lâu dài của mặt đường. Quá trình lựa chọn vật liệu này cần được thực hiện một cách cẩn thận và kỹ lưỡng.
Các tấm bê tông được đổ theo từng dãy theo hướng dọc của mặt đường. Xe bê tông đứng ở làn bên cạnh và đổ trực tiếp lên tấm bê tông cốt thép đang. Tiếp đó, đổ tiến về phía trước. Rồi san gạt bê tông bằng cách thủ công.
Công việc đầm bê tông, hoàn thiện mặt bê tông, đánh phẳng bề mặt. Và tạo độ nhám mặt đường bê tông sẽ được thực hiện ngay sau bước trên. Sau mỗi ngày đổ bê tông, các ván khuôn sẽ được tháo ra để tiếp tục thi công các tấm tiếp theo. Nhằm đảm bảo công việc tiến hành đều đặn trong 3 ca. Nhân công sẽ được chia thành từng nhóm để làm cốt thép, lắp đặt ván khuôn. Và đổ bê tông để thúc đẩy tiến độ công trình.

san bằng đường

5. Cách lựa chọn bê tông đổ đường phù hợp

Lựa chọn sai bê tông đổ đường có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình khi được đưa vào sử dụng. Tùy thuộc vào điều kiện thực tế, có thể lựa chọn hai loại bê tông dưới đây:

  • Bê tông tươi: Được lựa chọn từ các nhà cung cấp chuyên nghiệp phù hợp với vùng thi công. Ngày nay, có nhiều đơn vị sản xuất bê tông tươi uy tín mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn. Tuy nhiên, trước khi đổ bê tông, bạn vẫn cần kiểm tra chất lượng sản phẩm.
  • Bê tông trộn máy tại công trường: Tại những khu vực điều kiện khó khăn, có thể lựa chọn máy trộn tại công trường để tăng hiệu quả thi công. Đối với các công trình làm đường nhỏ, có thể sử dụng cưỡng bức bánh răng, máy trộn quả lê hoặc máy trộn quả trám. Đối với các công trình có quy mô lớn, xa, có thể cân nhắc sử dụng bồn trộn hay máy trộn tự hành.

đường bê tông bị nứt

6. Yêu cầu kỹ thuật khi đổ bê tông đường

Trong quá trình đổ bê tông đường, để đảm bảo chất lượng công việc, cần tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật. Như kiểm tra kích thước và hình dáng của ván khuôn trước khi đổ, áp dụng nguyên tắc đổ bê tông từ xa đến gần, từ trong ra ngoài và đổ từ chỗ thấp trước. Đồng thời, độ dày của lớp bê tông phải dựa trên tiêu chuẩn kỹ thuật và việc đổ bê tông cần thực hiện một cách đều đặn.

7. So sánh đường bê tông và đường nhựa

Tiêu chí Đường Bê tông Đường Nhựa
Chất liệu Xi măng, nước, đá, cát, nước Nhựa đường, chất tăng độ nhớt, đá, cát, bột đá
Thời gian xây dựng Lâu hơn do xi măng cần thời gian đông kết Có thể sử dụng ngay sau khi đổ
Chi phí Chi phí đầu tư ban đầu cao hơn, nhưng tuổi thọ dài hơn. Giúp tiết kiện chi phí sửa chữa và bảo trì Chi phí đầu tư ban đầu rẻ hơn, nhưng tuổi thọ thấp hơn. Dẫn đến chi phí sửa chữa và bảo trì tăng
Độ bền Cao hơn, nhất là trong môi trường khắc nghiệt hoặc có nhiều phương tiện qua lại Dễ mài mòn hơn
Khả năng chống thấm Tốt hơn Cải thiện với các loại nhựa mới như PMB hoặc AC
Khả năng chịu nhiệt Kém hơn, dễ nứt nẻ khi thời tiết thay đổi Tốt hơn nhưng khi ướt hoặc mưa, vẫn có thể bị trơn trượt

8. Tạm kết

Nhìn chung, để mang đến những con đường sạch sẽ, bền vững cho cộng đồng là sự tỉ mỉ và cố gắng của những người thợ thi công. Khi thực hiện đổ bê tông đường. Giúp cho người dân di chuyển thuận tiện hơn. Đồng thời, góp phần vào sự phát triển của đất nước. Hãy tiếp tục theo dõi những bài viết mới của chúng tôi tại chuyên mục Tin tức ngành xây dựng để có thêm nhiều cái nhìn mới.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *