Sắt thép là gì? So sánh chi tiết đặc tính và giá thành hai loại vật liệu

sắt thép là gì

Giải thích thuật ngữ “Sắt thép là gì?”. Khám phá sự khác biệt giữa hai vật liệu được ứng dụng phổ biến nhất nhì ngành xây dựng.

Ngày nay, sắt và thép đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống. Dù thường được sử dụng chung trong các ngữ cảnh, hai loại vật liệu này vẫn có sự khác biệt nhất định. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp câu hỏi “Sắt thép là gì?”. Hi vọng rằng thông tin được chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hai loại vật liệu này. Và ứng dụng chúng một cách hiệu quả hơn trên thực tế.

1. Sắt thép là gì?

Sắt và Thép là hai vật liệu được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Mặc dù cả hai đều có những đặc điểm và tính năng riêng, nhưng chúng khác nhau ở những điểm nào? Liệu Sắt hay Thép có chất lượng bền bỉ hơn?

1.1. Sắt là gì?

Sắt (Fe) là một chất kim loại có tính chất cứng. Tuy nhiên, rất dễ uốn dẻo nên vật liệu này được sử dụng vô cùng phổ biến. Trong nguyên liệu sản xuất, sắt và những hợp kim liên quan chiếm tới 98% khối lượng.
Ngành luyện kim đã chế tạo được rất nhiều hợp kim sắt là từ kim loại sắt nguyên chất. Có thể kể đến như: sắt non, gang, inox, thép cacbon,… Dưới đây là một số ưu điểm của sắt:

  • Dễ rèn, dễ uốn dẻo và cắt.
  • Dẫn nhiệt, dẫn điện tốt.
  • Dễ dàng tìm kiếm sản phẩm.
  • Khả năng chịu lực tốt, độ bền cao.
  • Giá thành vật liệu rẻ.
  • Tuy nhiên, khi tiếp xúc lâu với không khí, sắt nguyên chất có thể bị bào mòn hoặc gỉ sét. Con người nếu thiếu sắt có thể dễ dàng mắc bệnh nguy hiểm.

sắt

1.2. Thép là gì?

Thép là hợp kim được tạo ra từ nhiều nguyên tố: sắt, photpho, cacbon, niken, đồng, lưu huỳnh,… Trong đó, thành phần chính được làm từ sắt. Nhiệm vụ của các nguyên tố là điều chỉnh linh hoạt các tính năng của sắt. Để tạo thành hợp kim thép hoàn chỉnh. Giúp tăng hay giảm độ cứng, độ uốn dẻo của nguyên vật liệu. Và một số tính năng khác.
Trên toàn thế giới có đến hơn 3000 loại thép khác nhau. Trong tổng khối lượng, hàm lượng cacbon chiếm khoảng 0,02 – 2,14%. Do đó, thép có độ cứng cao. Tuy nhiên, tỷ lệ cacbon cao có thể khiến cho vật liệu giòn và dễ gãy.
Ưu điểm của vật liệu thép có thể kể đến như:

  • Độ cứng cao, độ bền cao.
  • Dễ dàng uốn cong, duỗi thẳng.
  • Có khả năng chịu nhiệt, chống oxy hóa tốt.
  • Có khả năng chịu mài mòn trong môi trường kiềm hoặc axit.

thép

2. Cấu tạo của sắt thép là gì?

Dưới đây là sự khác nhau giữa cấu tạo của sắt và thép mà VLXD Sơn Đồng muốn giới thiệu đến bạn:
Sắt có cấu tạo từ kim loại, còn thép là hợp kim. Ở vỏ Trái Đất có rất nhiều sắt, với những tảng đá chứa đầy quặng sắt nhỏ li ti hay lớn hơn.
Thép là hợp kim chủ yếu gồm cacbon và sắt. Dù tính chất tương tự kim loại nhưng thép được coi là một loại hợp kim. Các loại thép sẽ khác nhau nếu thành phần của chúng khác nhau. Thép công cụ, thép không gỉ, thép cacbon, thép hợp kim,… là một số loại thép được sử dụng phổ biến.

xưởng sản xuất sắt thép

3. Phân biệt sắt và thép

phân biệt sắt và thép

4. Chi phí sắt thép

Như đã nói ở trên, thị trường hiện nay tồn tại rất nhiều loại sắt thép khác nhau. Tương ứng với mỗi loại vật liệu sẽ có giá thành khác nhau. Nhưng nhìn chung, sắt có giá thành cao hơn thép nhiều lần. Vậy nên, việc sử dụng thép sẽ tối ưu chi phí hơn so với sắt.

5. Ứng dụng của sắt thép trong cuộc sống

5.1. Ứng dụng của sắt

  • Trong ngành xây dựng, sắt là vật liệu vô cùng quan trọng. Sắt có thể tồn tại ở dạng dầm và cột hay đinh và ốc vít. Nó là những chi tiết nhỏ giúp các công trình bền bỉ và ổn định. Lưới thép cũng là một ví dụ điển hình cho ứng dụng của sắt trong cuộc sống. Nó tạo nên sự chắc chắn cho xây dựng khi giúp lực tác động phân phối đều nhau. Gia tăng khả năng chịu lực của cấu trúc.
  • Trong ngành công nghiệp điện tử, sắt giúp chế tạo dây dẫn và linh kiện. Bởi sắt dẫn điện tốt nên việc truyền tải và lưu trữ năng lượng trong thiết bị điện tử sẽ dễ dàng hơn.
  • Trong lĩnh vực y tế, sắt có trong các loại thuốc bổ sung. Hoặc các trang thiết bị, dụng cụ y tế. Với mục đích duy trì và điều trị sức khỏe, bệnh lý.

công trình xây dựng

5.2. Ứng dụng của thép

  • Thép trong lĩnh vực xây dựng giữ vai trò gia tăng độ bền và sức mạnh của công trình. Nhờ khả năng chịu lực và chống lực tốt. Ngoài ra, vật liệu còn giảm thiểu khối lượng vật liệu và tối ưu hóa thiết kế công trình.
  • Trong hệ thống giao thông, thép là thành phần chính được sử dụng để sản xuất đường sắt và ô tô. Nó còn được dùng để tạo khung xe nhẹ trong công nghiệp ô tô. Vì chất liệu vô cùng chắc chắn, an toàn, đồng thời giúp cải thiện hiệu suất nhiên liệu.
  • Thép trong lĩnh vực đường sắt được sử dụng để chế tạo đường ray, cấu trúc hạ tầng và các phương tiện khác.
  • Riêng với công nghiệp và sản xuất, thép được coi là nguyên liệu chủ chốt cho việc sản xuất dụng cụ, máy móc. Một số loại thép đặc biệt được dùng để chế tạo các chi tiết máy chịu nhiệt và chịu lực cao. Nhằm bảo đảm độ bền và hiệu suất các trang thiết bị.
  • Cuối cùng, thép được ứng dụng trong ngành công nghiệp hàng hải, nền tảng khoan dầu và sản xuất tàu biển. Nơi phát huy tối đa tính chống ăn mòn của nó.

đường sắt

6. Tạm kết

Hy vọng rằng thông tin do VLXD Sơn Đồng cung cấp đã mang đến cho bạn cái nhìn rõ ràng hơn về sự khác biệt giữa sắt và thép. Và những thắc mắc liên quan đến chúng. Hãy tiếp tục đón đọc những bài viết mới của chúng tôi tại chuyên mục Tin tức ngành xây dựng để biết thêm nhiều kiến thức hay và bổ ích.

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *