Giới thiệu chi tiết về bê tông tươi. Và so sánh điểm mạnh, điểm yếu khi đổ bê tông tươi và bê tông tự trộn.
Bê tông tươi và bê tông trộn tay là hai loại bê tông chính trên thị trường Việt Nam hiện nay. Làm thế nào để lựa chọn loại bê tông phù hợp với từng công trình được rất nhiều khách hàng quan tâm. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn so sánh mức độ phù hợp với công trình giữa đổ bê tông tươi và đổ bê tông thủ công.
1. Định nghĩa các loại bê tông
1.1. Bê tông tươi là gì?
Loại bê tông được các trạm trộn chuyên dụng trộn sẵn rồi chuyển đến công trình ở thái thải chưa đóng rắn được gọi là Bê tông tươi (Bê tông thương phẩm, bê tông trộn sẵn). Đây là hỗn hợp gồm các thành phần nguyên liệu: nước, đá, xi măng, chất phụ gia. Tỷ lệ cấp phối của bê tông tươi vô cùng chính xác do được trộn bằng thiết bị hiện đại. Tùy theo mỗi công trình mà tỷ lệ trộn bê tông lại khác nhau. Bê tông thường phân loại dựa theo mác. Mác bê tông biểu diễn cường độ chịu nén của bê tông.
Hiện nay, có rất nhiều mác bê tông khác nhau như: M100, M200, M300, M400, M500,… Trong đó, mác bê tông từ 200 – 300 được sử dụng rộng rãi nhất trong công trình nhà dân dụng.
1.2. Bê tông trộn tay là gì?
Cũng giống như bê tông tươi, bê tông trộn tay bao gồm các thành phần nguyên liệu: đá, chất phụ gia, nước, xi măng. Tuy nhiên, bê tông trộn tay được trộn trực tiếp tại công trường bởi những người thợ lành nghề. Để trộn đúng tỷ lệ của nguyên vật liệu đòi hỏi người thợ cần tỉ mỉ và chỉn chu. Nhằm đảm bảo chất lượng của bê tông.
2. Ưu, nhược điểm của bê tông tươi
2.1. Ưu điểm bê tông tươi
- Bê tông có chất lượng đồng đều: Nhờ công nghệ máy móc tân tiến, hiện đại, các thông số được kiểm định nghiêm ngặt ngay từ đầu vào, bê tông tươi đạt chất lượng vô cùng đồng nhất.
- Tối ưu nhân công và thời gian: Vì bê tông tươi được vận chuyển bằng xe chở chuyên dụng và đổ trực tiếp hoặc sử dụng ống nối linh hoạt. Nên vào ban đêm, vẫn có thể thực hiện làm bê tông tươi.
- Tiết kiệm không gian mặt bằng: Do được trộn sẵn tại nhà máy nên bê tông tươi không tốn không gian mặt bằng.
- Dự toán khối lượng dễ dàng: Bê tông tươi giúp việc dự toán trở nên dễ dàng hơn. Khi tính ra khối lượng bê tông dự trù, ta sẽ tiết kiệm được khối lượng nguyên vật liệu.
- Bê tông tươi có nhiều tính năng: Để tạo ra nhiều tính năng khác nhau như: cách nhiệt, chống thấm, đông kết nhanh, tăng độ trơn cho bê tông,… chỉ cần thêm 1 số chất phụ gia trộn vào bê tông thành phẩm. Ưu điểm này giúp tốc độ công trình được đẩy nhanh hơn.
2.2. Nhược điểm bê tông tươi
- Rất khó để người mua quản lý chất lượng đầu vào hỗn hợp: Việc kiểm tra, theo dõi và kiểm định tiêu chuẩn bê tông tươi khá khó khăn. Nhiều đơn vị sử dụng xi măng hết hạn, đá non dễ vỡ. Hoặc cẩu thả trong việc pha trộn tỷ lệ khiến cho chất lượng bê tông giảm sút. Vậy nên, quý vị cầm tìm hiểu lựa lựa chọn kỹ lưỡng đơn vị trạm trộn uy tín. Để đảm bảo chất lượng cho toàn bộ công trình xây dựng.
- Bảo quản bê tông sai cách: Trong thời gian vận chuyển đến công trình, nếu bê tông không được bảo quản đúng cách sẽ ảnh hưởng đến chất lượng. Khi đông cứng hoặc khô lại, dẫn đến chất lượng công trình bị giảm sút.
- Giá thành: Chi phí sử dụng bê tông tươi ở công trình quy mô nhỏ hoặc ở xa so với trục đường chính sẽ bằng. Hoặc cao hơn bê tông thủ công. Vậy nên, những công trình dân dụng nhỏ không khuyến khích áp dụng phương pháp này.
3. Đổ bê tông tươi và bê tông tự trộn cái nào tốt hơn?
Bê tông trộn thủ công tồn đọng một vài nhược điểm như VLXD Sơn Đồng liệt kê sau đây:
- Hao phí nhân công, sức lao động.
- Tốn không gian mặt bằng để trộn nguyên liệu.
- Nguyên vật liệu dễ hao hụt, năng suất trộn không cao.
- Tỷ lệ trộn bê tông khó đạt tiêu chuẩn vì chỉ dựa vào kinh nghiệm áng chừng. Vậy nên, chất lượng không cao bằng bê tông tươi.
Tuy nhiên, gia chủ dễ dàng kiểm tra, giám sát chất lượng bê tông tự trộn hơn. Điều này cũng đảm bảo công trình đạt chất lượng cao.
Về cơ bản, bê tông tự trộn không tốt bằng bê tông tươi. Tuy nhiên giá thành có phần thấp hơn so với bê tông thương phẩm. Vây nên, đối với các công trình nhỏ hẹp, chúng tôi khuyên bạn nên lựa chọn bê tông thủ công để tránh tốn thêm chi phí mua ống dẫn lên mái. Đối với các công trình nhà cao tầng, công cộng, biệt thự vườn, chung cư, nhà có diện tích rộng,… thì nên sử dụng bê tông tươi.
4. So sánh chi phí giữa đổ bê tông tươi và bê tông trộn thủ công
Khi đổ bê tông tươi, người ta thường sử dụng loại bê tông tươi Mác 200. Ví dụ, nếu diện tích cần đổ là 100m2, chi phí bê tông sẽ là 1.250.000 đồng x 10 = 12.500.000đ. Sử dụng bê tông trộn thủ công sẽ là 1.067.000 đồng x 10 = 10.670.000đ cho mái diện tích. Tính toán này cho thấy, sử dụng bê tông trộn thủ công có thể tiết kiệm khoảng 2 triệu đồng so với bê tông tươi trên diện tích 100m2. Sự chênh lệch này không đáng kể so với tổng chi phí xây dựng.
5. Cách kiểm tra chất lượng bê tông tươi
5.1. Quy trình kiểm tra chất lượng bê tông trước khi đổ
- Bước 1: Dự tính khối lượng bê tông cần dùng.
- Bước 2: Dùng dụng cụ chuyên dụng nhằm kiểm tra mức độ sụt của bê tông.
- Bước 3: Dùng bê tông tươi để trộn đều hỗn hợp.
- Bước 4: Kiểm tra độ sụt để đúc mẫu chính xác hơn.
- Bước 5: Tháo khuôn ngâm mẫu ở công trình với mẫu đã lưu và đưa ra đánh giá.
5.2. Cách kiểm tra chất lượng bê tông tươi sau khi đổ
Cách 1: Ép mẫu bê tông
Bảo dưỡng mẫu bê tông lấy trực tiếp trước khi đổ ở điều kiện tiêu chuẩn trong vòng 28 ngày. Sau đó, thử nghiệm mẫu bê tông để đo ứng suất phá hủy mẫu. Để xác định chính xác khả năng chịu nén của bê tông đó. Cường độ chịu nén bê tông được tính bằng đơn vị daN/cm2 hoặc MPa (N/mm2).
Theo TCVN 4453:1995: “Cường độ chịu nén của bê tông sau khi kiểm tra ở 28 ngày tuổi bằng ép mẫu tại hiện trường. Nếu giá trị trung bình của từng tổ mẫu trong thí nghiệm không nhỏ hơn mác thiết kế là đạt yêu cầu. Trong đó, không được mẫu nào có cường độ <85% mác thiết kế”.
Cách 2: Khoan mẫu
- Bước 1: Khoan lấy mẫu bê tông cần thử nghiệm.
- Bước 2: Cắt phẳng hai đầu khối mẫu sau khi lấy dấu.
- Bước 3: Kiểm tra toàn bộ thông số kỹ thuật. Bao gồm cả khoảng cách cốt thép đường kính.
- Bước 4: Kiểm tra độ phẳng.
- Bước 5: Kiểm tra cường độ chịu nén của bê tông bằng máy. Gia tải mẫu từ từ với tốc độ từ 2:10daN/cm2 cho tới khi mẫu bị phá hủy.
6. Những tiêu chuẩn về bê tông tươi cần lưu ý
6.1. Tiêu chuẩn về thành phần hỗn hợp
Để bê tông tươi đạt chất lượng theo yêu cầu của chủ đầu tư, người sản xuất và khách hàng cần lựa chọn 1 trong 2 phương thức sau:
- Phương thức 1: Khách hàng là người lựa chọn thành phần nguyên liệu. Người sản xuất tạo ra thành phẩm bê tông từ những cốt liệu đó.
- Phương thức 2: Người sản xuất chịu trách nhiệm hoàn toàn từ việc chọn thành phần vật liệu đến quá trình sản xuất. Bảo đảm sao cho đạt đúng chất lượng khách hàng yêu cầu.
2 bên sau đó sẽ thống nhất cách nhận biết với bê tông. Nhằm tránh nhầm lẫn khi nhận thành phẩm tại công trình.
6.2. Tiêu chuẩn về vật liệu
Xi măng:
- Chất lượng xi măng cần tuân theo tiêu chuẩn TCVN – 2682 – 99 – Xi măng Pooclăng và TCVN 6260 – 97 – Xi măng Pooclăng hỗn hợp.
- Phải kiểm tra chất lượng xi măng trước khi trộn theo TCVN 6016- 1995 (TSO-9587:1989 (E))- Xi măng và TCVN 6017- 1995 (ISO-9587:1989 (E))- Xi măng.
- Đối với xi măng nhập ngoại, cần kiểm tra chất lượng theo sự thống nhất của cả hai bên.
Cốt liệu:
- Cốt liệu sử dụng phải tuân theo các tiêu chuẩn theo TCVN – 1770 – 86 và TCVN – 1771 – 86. Về đá, cát sỏi trong xây dựng. Chỉ khi bên mua yêu cầu mới được phép dùng theo những hệ thống tiêu chuẩn khác.
- Kho bãi chứa vật liệu cần vệ sinh sạch sẽ và phân loại rõ ràng, có hệ thống sàng rửa để đảm bảo chất lượng vật liệu.
Nước để trộn bê tông:
Nước phải đáp ứng tiêu chuẩn TCVN – 4506 -87, đồng thời phải thử nghiệm để đảm bảo nước đạt các chỉ tiêu kỹ thuật theo TCVN – 4506 – 87. Nếu là nước sạch do thành phố cung cấp.
Phụ gia:
Các chất phụ gia có trong bê tông thủy công và bê tông bọt khí cần có chứng chỉ chất lượng hoặc đạt tiêu chuẩn của đơn vị sản xuất. Điều này phải được bên sản xuất chứng minh bằng cách làm thí nghiệm kiểm chứng. Bảo đảm phụ gia đạt chứng chỉ giúp tường bê tông cốt thép kéo dài thời gian sử dụng. Và tăng sức chịu tải chuẩn.
Tiêu chuẩn độ sụt bê tông:
- Độ sụt bê tông và sai số sụt phải phù hợp với yêu cầu của thiết bị thi công, cấu kiện và kết cấu bê tông. Cũng như quy định của khách hàng.
- Trường hợp không có yêu cầu cụ thể, áp dụng bảng sai số sụt theo:
- Độ sụt yêu cầu Sai số độ sụt cho phép
- Từ 50 tới 100 mm ± 20mm
- Không nhỏ hơn 100 mm ± 30mm
- Độ sụt yêu cầu Sai số độ sụt cho phép
- Đơn vị sản xuất bê tông tươi phải đảm bảo độ sụt ở chân công trình đúng với yêu cầu bên mua. Việc kiểm tra độ sụt cần thực hiện khi giao hàng hoặc trong quá trình thi công với sự giám sát của bên mua. Hỗn hợp bê tông cần sử dụng trong 30 phút sau khi trộn. Tính từ khi bê tông được vận chuyển đến công trình hay sau lần hiệu chỉnh độ sụt ban đầu. Và sau khoảng thời gian đổ ra khỏi xe tầm 30 phút. Trừ khi có thỏa thuận trước đó với bên mua.
7. Lưu ý khi chọn bê tông tươi xây nhà
Trước khi nhận bê tông:
- Tham khảo từ những người có kinh nghiệm để lựa chọn trạm trộn bê tông uy tín, có chất lượng tốt nhất.
- Cần lưu ý các điều khoản khi làm hợp đồng về tiêu chuẩn bê tông theo mác. Cũng như các khoản đền bù nhận được nếu bê tông kém chất lượng.
- Gia chủ có thể yêu cầu đơn vị cho kiểm tra trình cấp phối và các tài liệu kèm theo. Đối với công trình dân dụng, cấp phối có sẵn.
Khi nhận bê tông:
- Kiểm tra kỹ lưỡng niêm chì trong xe và hóa đơn giao hàng theo như hợp đồng đã ký kết.
- Kiểm tra chất lượng bê tông bằng cách lấy mẫu bê tông. Chỉ đưa vào thi công khi đảm bảo tiêu chuẩn.
8. Lưu ý khi đổ bê tông tươi trong xây dựng
Để tối ưu chất lượng bê tông tươi khi đổ, cần lưu ý những vấn đề sau đây:
- Để chất lượng bê tông không bị ảnh hưởng trong quá trình vận chuyển, gia chủ nên chọn lựa trạm trộn bê tông gần khu vực nhất.
- Lựa chọn mác xi măng tương ứng với mác bê tông theo thiết kế cấp phối.
- Cần bảo dưỡng kỹ bề mặt bê tông sau khi thi công đủ cứng. Tránh tình trạng bê tông bị trắng mặt, bị khô. Thường xuyên giữ ẩm bê tông bằng cách che nắng, tưới nước.
9. Tạm kết
Tùy từng loại công trình và yêu cầu cụ thể mà bạn quyết định lựa chọn phương án đổ bê tông nào là phù hợp. Hãy chọn các đơn vị uy tín để tránh việc bê tông tươi không đạt chất lượng, gây ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng của công trình xây dựng. Nếu thấy những thông tin trên là bổ ích, đừng quên cập nhật những bài đọc mới nhất của chúng tôi về ngành Xây dựng tại chuyên mục Bê tông.