Định mức bê tông m250 ảnh hưởng thế nào đến chất lượng bê tông

định mức bê tông m250

Bài viết giúp bạn hiểu rõ hơn về định mức bê tông m250. Từ đó, biết cách trộn các thành phần sao cho bê tông đạt chất lượng tốt nhất.

Mác bê tông 250 hiện là một trong những vật liệu được ứng dụng nhiều nhất hiện nay. Nhờ vào khả năng bền bỉ và cường độ chịu nén vượt quá 250. Trong bài viết dưới đây, VLXD Sơn Đồng sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn toàn diện về định mức bê tông m250 và các thông tin liên quan.

1. Mác bê tông 250 là gì?

Mác bê tông 250 (m250) là thuật ngữ dùng để chỉ cường độ chịu nén của mẫu bê tông khối lập phương. Có kích thước 150x150x150mm và được bảo trì trong suốt 28 ngày ở điều kiện tiêu chuẩn. Các mẫu bê tông bị phá hủy bởi cường độ trên 250kg/cm2 thì gọi là mác bê tông 250.
Có nhiều loại mác bê tông với cường độ khác nhau: M100, M200, M250, M300, M350, M400, M450, M500,… Ngày nay, nhờ những phụ gia xịn, người ta còn sản xuất thêm mác bê tông M1000 – M1500. Nhằm gia tăng khả năng chịu nén của bê tông lên cao nhất.

các mẫu bê tông hình lập phương

2. Cấp phối bê tông m250

Theo tìm hiểu của VLXD Sơn Đồng, cấp phối bê tông m250 là tỷ lệ pha trộn giữa các nguyên liệu có trong mác bê tông 250. Các vật liệu ở đây bao gồm: cát, đá, xi măng, chất phụ gia,… Khái niệm “Định mức cấp phối bê tông” tương ứng với thuật ngữ này. Việc pha trộn thành phần của mác bê tông cần tuân thủ đúng các tiêu chuẩn Việt Nam. Như: TCVN 356-2005; TCVN 3105:1993;… sao cho đạt được cường độ chịu nén và độ bền của mỗi mẫu bê tông.
Cấp phối bê tông đòi hỏi khả năng tính toán kỹ thuật phải chính xác. Nó còn phụ thuộc vào các yếu tố: kích thước cốt liệu, chất kết dính, thông số kỹ thuật của mác bê tông, thành phần phụ gia (nếu có). Vốn cấp phối bê tông là yếu tố dự toán từ đầu khi xây dựng các loại mác bê tông.

3. Định mức bê tông m250

Mác bê tông quá cao sẽ lãng phí nhiên liệu dẫn đến tăng chi phí. Nhưng chất lượng công trình sẽ bị ảnh hưởng nếu chi phí quá thấp. Vậy nên, nhà thầu cần tuân thủ theo định mức chuẩn. Nhằm bảo đảm sự bền bỉ, chắc chắn cho từng kết cấu.
Định mức bê tông m250 là việc tính toán tỷ lệ thành phần cho một mét khối mác bê tông. Định mức này chủ yếu phụ thuộc vào các thành phần của nó: vôi cục, xi măng, cát mịn hoặc cát vàng,… Trong đó, xi măng được xem là yếu tố chủ yếu, ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền và khả năng chịu nén của mẫu bê tông.

bảng định mức cấp phối bê tông4. Tỷ lệ trộn bê tông m250

Như đã nói ở trên, độ bền và khả năng chịu nén của bê tông có thể bị ảnh hưởng. Bởi định mức cấp phát vữa xi măng và thành phần. Do đó, bên cạnh việc chọn nguyên liệu chất lượng, tỷ lệ trộn bê tông còn phải tuân thủ đúng quy định chuẩn, cụ thể:
7 thùng đá + 4 thùng cát + 1 bao xi măng.
Theo đó, bê tông m250 trong 1m3 sẽ có tỷ lệ trộn như sau:
189.6 lít nước + 0.9m3 đá 1×2 + 0.45m3 cát vàng + 415 xi măng PC30
180 lít nước + 0.887m3 đá 2×4 + 0.4633m3 cát vàng + 393 xi măng PC30
Tuy nhiên, tỷ lệ trên không hoàn toàn chính xác. Nhưng bạn vẫn có thể áp dụng và vẫn bảo đảm được độ bền, khả năng chịu nén của bê tông. Do các sai số khá thấp.

hình ảnh đổ bê tông tươi

5. Độ sụt mác bê tông 250

Trong quá trình trộn bê tông, độ sụt là yếu tố bạn cần lưu ý. Đây là thuật ngữ ám chỉ mức độ lưu động vữa của bê tông tươi. Độ sụt biểu thị khả năng chảy của bê tông khi chịu sức ép. Từ các yếu tố ngoại lực và điều kiện môi trường.
Để kiểm tra độ sụt của bê tông, có thể thực hiện theo quy trình sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị một chiếc phễu và đổ bê tông vào phễu. Sử dụng một que nhỏ để san phẳng mặt vữa bê tông theo miệng phễu.
  • Bước 2: Từng bước rút phễu ra khỏi vữa bê tông một cách nhẹ nhàng và cẩn thận để vữa không chảy ra mà tự hình thành thành một khối.
  • Bước 3: Khi phễu đã rút ra khỏi vữa bê tông hoàn toàn, đợi cho khối vữa sụt xuống ổn định.
  • Bước 4: Đo khoảng cách từ đỉnh của khối vữa bê tông đến đỉnh của phễu để xác định độ sụt của vữa bê tông.

6. Thiết kế cấp phối bê tông m250

Thiết kế cấp phối bê tông là quá trình xác định tỷ lệ phù hợp. Giữa các thành phần nguyên liệu như: xi măng, đá, sỏi, cát, nước,… Nhằm đáp ứng đồng thời cả yêu cầu kỹ thuật và lợi ích kinh tế. Cấp phối bê tông được thể hiện bằng khối lượng mỗi loại nguyên liệu trong 1m3 bê tông.
Khó khăn lớn nhất trong quá trình thiết kế cấp phối bê tông là sự phù hợp giữa mác bê tông và mác xi măng. Để tạo ra các khối bê tông chắc chắn, bước đầu tiên là phải trộn xi măng theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
Nếu dùng xi măng có mác thấp, khối lượng xi măng cần cho 1m3 bê tông sẽ tăng lên một cách đáng kể. Để đạt được độ chịu nén mong muốn. Dẫn đến gia tăng chi phí. Và thời gian thi công cho người sử dụng. Ngược lại, khi sử dụng xi măng có mác quá cao, lượng xi măng cần cho 1m3 bê tông sẽ ít đi. Gây tình trạng thiếu liên kết giữa các hạt cốt liệu. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng của mẫu bê tông.
Để sản xuất bê tông chất lượng, đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình, việc lựa chọn loại xi măng phù hợp là rất quan trọng. Các loại xi măng như: xi măng pooclăng, xi măng pooclăng xỉ hạt lò cao, xi măng pooclăng bền sunfat, xi măng pooclăng hỗn hợp, xi măng pooclăng puzơlan, xi măng ít tỏa nhiệt,… Mác bê tông và mác xi măng như sau được cho là tương thích:

Mác bê tông 100 150 200 250 300 350 400 500 600
Mác xi măng 200 300 300-400 400 400-500 400-500 500-600 600 600

7. Tạm kết

Hi vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về định mức bê tông m250. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng tạo ra thành phần bê tông có khả năng chịu nén và tính bền cao. Nếu thấy những thông tin trên là bổ ích, hãy cập nhật những bài viết mới nhất của chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức hay tại chuyên mục Tin tức ngành xây dựng.

Rate this post