Tìm hiểu cách xác định trọng lượng riêng bê tông cốt thép nhanh chóng. Và các thông tin chi tiết về vật liệu.
Trọng lượng riêng bê tông cốt thép là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn xác định tính chất và hiệu suất của vật liệu xây dựng. Ngoài ra, nó đóng vai trò quan trọng trong việc định rõ khả năng chịu tải của công trình xây dựng. Hãy cùng đi sâu vào khám phá về tầm quan trọng và cách xác định trọng lượng riêng bê tông cốt thép.
1. Bê tông cốt thép là gì?
Bê tông cốt thép là vật liệu được hình thành bởi hỗn hợp giữa thép và bê tông. Hai thành phần chính này gia tăng phần chịu lực cho vật liệu. Thép đảm nhiệm lực kéo và bê tông chịu lực nén. Để khắc phục khả năng chịu kéo thấp của bê tông bình thường (cường độ kéo bằng 1/10 cường độ nén), người ta khắc phục bằng cách bổ sung thép vào vật liệu.
2. Cấu tạo của bê tông cốt thép
Bê tông cốt thép là hỗn hợp gồm 5 loại vật liệu: cát, xi măng, nước, đá, sắt thép. Trong đó, đá là cốt liệu thô, cát là cốt liệu mịn. Hỗn hợp bê tông ở thể dẻo và ướt khi mới trộn xong. Sau quá trình đông cứng (thủy hóa), hỗn hợp tạo thành khối dạng đá. Vậy nên, người ta thường thực hiện đổ bê tông vào khuôn khi còn dẻo, ướt. Và nhận được sản phẩm chắc chắn sau đó. Cốt liệu là bộ khung chịu lực trong bê tông. Chất bôi trơn là vữa xi măng bao quanh hạt cốt liệu. Đồng thời lấp đầy khoảng rỗng giữa các hạt cốt liệu thành khối dạng đá. Tạo nên bê tông.
3. Tại sao nên biết trọng lượng riêng bê tông cốt thép?
Việc nắm rõ trọng lượng riêng bê tông cốt thép mang đến cho bạn những tiện ích tuyệt vời mà VLXD Sơn Đồng liệt kê sau đây:
- Xác định công suất máy xúc lật hoặc cần trục nâng.
- Xác định kích thước máy đổ bê tông để dễ dàng đổ vật liệu vào thùng chứa phù hợp.
- Xác định chính xác khối lượng xe tải để trong quá trình phá dỡ có thể loại bỏ bê tông bị hỏng.
- Ước tính trọng lượng chết của thành viên bê tông.
- Xác định kích thước gầu nhằm mang trọng lượng bê tông tới điểm đổ.
4. Bảng trọng lượng riêng bê tông cốt thép và các vật liệu xây dựng
STT | Tên vật liệu | Trọng lượng riêng (T/m3) |
1 | Vữa vôi | 1.75 |
2 | Vữa tam hợp | 1.80 |
3 | Vữa bê tông | 2.35 |
4 | Bê tông gạch vỡ | 1.60 |
5 | Khối xây gạch đặc | 1.80 |
6 | Khối xây gạch có lỗ | 1.50 |
7 | Khối xây đá hộc | 2.40 |
8 | Bê tông không cốt thép | 2.20 |
9 | Bê tông cốt thép | 2.50 |
10 | Bê tông bọt để ngăn cách | 0.40 |
11 | Bê tông bọt để xây dựng | 0.90 |
12 | Bê tông thạch cao cùng xỉ lò cao | 1.30 |
13 | Bê tông thạch cao cùng xỉ lò cao cấp phối | 1.00 |
14 | Bê tông rất nặng cùng gang dập | 3.70 |
15 | Bê tông nhẹ cùng xỉ hạt | 1.15 |
16 | Bê tông nhẹ cùng Keramzit | 1.20 |
Trọng lượng của một cấu kiện = Trọng lượng riêng vật liệu x n (hệ số vượt tải)
Hệ số vượt tải n tùy vào loại trọng tải mà bằng khoảng từ 1,1 đến 1,3.
Lưu ý: Tùy vào từng loại mà tải trọng của vật liệu được tính theo đơn vị kN/m hoặc kN/m2.
5. Công thức tính trọng lượng riêng bê tông cốt thép
Thông thường, cân nặng của một khối bê tông khoảng 2,4 tấn, tức 2400kg. Tuy nhiên, số liệu trên không phải số liệu đo từ thực tế mà chỉ dựa trên nguyên lý cơ bản. Công thức pha trộn bê tông sẽ áp dụng cho tất cả công trình. Bao gồm cả công trình nhà cổ điển.
Để có một khối bê tông chất lượng tốt, tỷ lệ trộn nguyên liệu như sau: Tỷ lệ pha trộn cát với xi măng = 4 cát + 1 xi măng + 6 đá. Nhờ tỷ lệ trên, bạn sẽ tính được trọng lượng bê tông phù hợp. Việc xác định chính xác khối lượng riêng của bê tông cốt thép giúp tiết kiệm chi phí, thi công công trình thuận lợi hơn. Đồng thời, hạn chế tối thiểu khó khăn về định mức.
Đối với loại xi măng trọng lượng 50kg thì công thức trộn bê tông như sau:
- Bê tông M200 dùng 200kg/cm²: 4 cát + 1 xi măng + 6 đá.
- Bê tông M250 dùng 250kg/cm²: 3 cát + 1 xi măng + 5 đá.
- Bê tông M300 dùng 300kg/cm²: 2 cát + 1 xi măng + 4 đá.
Lưu ý: Thùng cát và thùng đá sẽ sử dụng thùng sơn loại 18 lít làm tiêu chuẩn. Để quá trình xác định trọng lượng 1m3 bê tông chính xác hơn.
6. Ứng dụng của bê tông cốt thép trong xây dựng
Qua những lợi ích kể trên, có thể thấy, bê tông cốt thép đóng vai trò vô cùng quan trọng trong xây dựng công trình. Thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều vật liệu bê tông có cốt khác. Như: polyme, sợi thủy tinh,… được dùng để làm ván bê tông. Dù vậy, hầu hết các công trình vẫn sử dụng vật liệu bê tông cốt thép.
Theo thống kê, có hơn 70% công trình sử dụng bê tông cốt thép để thi công. Loại vật liệu này thường được áp dụng thi công cho tòa nhà cao tầng, nhà công nghiệp, nhà dân dụng. Nhất là các công trình xây dựng cao tầng. Vì khả năng chịu lực tuyệt vời của nó.
7. Chi phí thi công bê tông cốt thép
Vì nguyên liệu chính của bê tông đều là những thành phần dễ kiếm. Bao gồm: đá, cát, nước,… Hai thành phần thép và xi măng dù có giá thành cao nhưng không chiếm tỷ lệ quá nhiều. Vậy nên, chi phí để thi công bê tông cốt thép vô cùng hợp lý.
Nhìn chung, việc sử dụng bê tông cốt thép không đòi hỏi đội ngũ thợ có trình độ cao, cũng không yêu cầu kỹ thuật phức tạp. Vậy nên, các công trình nên dùng loại vật liệu này.
8. Tạm kết
Biết cách xác định trọng lượng riêng bê tông cốt thép là một điểm mạnh trong thi công xây dựng. Hy vọng rằng những chia sẻ trên của chúng tôi phần nào giúp bạn giải đáp được thắc mắc của bản thân về vật liệu lý tưởng này. Nếu thấy thông tin trên là bổ ích, hãy tiếp tục đón đọc những bài viết mới nhất của chúng tôi tại chuyên mục Bê tông để biết thêm nhiều kiến thức hay về ngành Xây dựng.