Bê tông tươi là gì? Cách kiểm tra chất lượng bê tông tươi

bê tông tươi là gì

Giải thích thuật ngữ: “Bê tông tươi là gì?” Mách bạn các cách kiểm tra chất lượng bê tông tươi đúng kỹ thuật.

Hiện nay, bê tông tươi được ứng dụng trong hầu hết các công trình xây dựng. Bao gồm cả công trình dân dụng và công trình công nghiệp. Bởi những ưu điểm vượt trội mà vật liệu mang lại so với bê tông thủ công. Vậy bê tông tươi là gì? Làm thế nào để kiểm tra chất lượng bê tông tươi chuẩn kỹ thuật? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm lời giải đáp.

1. Bê tông tươi là gì?

Bê tông tươi (Ready Mixed Concrete) là loại bê tông trộn sẵn, còn được gọi là bê tông thương phẩm. Hỗn hợp tạo ra bê tông tươi bao gồm các thành phần: xi măng, cát, chất phụ gia và nước. Được trộn theo 1 tỷ lệ nhất định để tạo thành các sản phẩm bê tông tươi có cường độ khác nhau. Để trộn bê tông tươi, người ra sử dụng máy công nghiệp sẵn, sau đó trung chuyển đến công trình bằng xe bồn.
Hiện nay, rất nhiều dạng công trình áp dụng bê tông tươi như: nhà dân dụng, nhà công nghiệp,…

hình ảnh bê tông tươi

2. Tiêu chuẩn phân loại theo mác bê tông

Theo TCVN 4453:1995, TCVN 3105:1993, để đo cường độ bê tông người ta sẽ sử dụng mẫu bê tông hình lập phương. Có kích thước 15x15x15cm, được bảo dưỡng suốt 28 ngày trong môi trường điều kiện tiêu chuẩn sau khi bê tông ninh kết lại. Tiếp đến, bê tông sẽ được đo ứng suất nén phá hủy mẫu bằng máy nén. Nhằm xác định cường độ chịu nén của bê tông. Đơn vị đo được tính là daN/cm2 (kg/cm2) hoặc MPa (N/mm2).
Bê tông chất lượng theo quy định về kết cấu xây dựng, phải chịu được nhiều tác động bên ngoài khác nhau: lực kéo, nén, trượt, uốn. Trong đó, lực nén chiếm phần lớn nhất. Vậy nên, người ta thường đánh giá chất lượng mác bê tông thông qua cường độ chịu nén.

3. Phân loại bê tông tươi theo mác bê tông

Có nhiều loại mác bê tông khác nhau như: 600, 500, 400, 300, 250, 200, 150, 100,… Nói đến mác bê tông 200 tức nói đến ứng suất nén phá hủy của mẫu bê tông có kích thước tiêu chuẩn. Được nén trong vòng 28 ngày ở điều kiện tiêu chuẩn đạt 200 kG/cm2. Tuy nhiên, trên thực tế, cường độ chịu nén tính toán của mác bê tông 200 chỉ là 90 kG/cm2.

4. Cấp phối bê tông tươi

Cấp phối bê tông là tỷ lệ chi tiết của từng thành phần vật liệu đá, cát, nước, xi măng có trong 1m3 bê tông. Trải qua nhiều nghiên cứu từ các công trình xây dựng thực tế, ta mới thu được tỷ lệ cấp phối tiêu chuẩn. Có bao nhiêu mác bê tông sẽ có bấy nhiêu cấp phối bê tông tương ứng. Cấp phối bê tông tươi được chia thành nhiều loại, ví dụ như các loại mác mà VLXD Sơn Đồng liệt kê sau đây:

  • Cấp phối bê tông mác 150
  • Cấp phối bê tông mác 200
  • Cấp phối bê tông mác 250
  • Cấp phối bê tông mác 300

bảng định mức cấp phối bê tông

Việc sử dụng bảng định mức cấp phối bê tông này có thể giúp xác định công thức tính mác bê tông hay quy trình trộn bê tông cho các mác khác nhau. Như mác 100, mác 150, mác 200, mác 250, mác 300.
Ví dụ: Để tạo ra mác bê tông 200, tỷ lệ trộn bê tông có thể như sau: 4350 kg xi măng + 0.48 m3 cát vàng + 0.899 m3 đá + 189.6 lít nước. Đây là tỷ lệ trộn bê tông mác 200 tương ứng với loại đá có kích thước 1×2.

5. Ưu, nhược điểm của bê tông tươi

5.1. Ưu điểm

Chất lượng bê tông đồng nhất

Bê tông tươi được sản xuất bằng công nghệ máy tân tiến, hiện đại tại các trạm trộn theo các tiêu chuẩn cụ thể. Các thông số kỹ thuật được kiểm soát chặt chẽ từ giai đoạn đầu, nhằm tạo ra sản phẩm bê tông với chất lượng đồng đều và ổn định.

Tối ưu nhân công và thời gian

Bê tông tươi được vận chuyển trực tiếp đến công trình bằng xe và đổ thẳng xuống hoặc thông qua ống nối linh hoạt. Điều này cho phép làm bê tông tươi được thực hiện vào buổi đêm, tiết kiệm thời gian và không tốn nhiều nhân công như việc đổ bê tông bằng tay.

Tiết kiệm không gian

Do bê tông đã được trộn sẵn tại nhà máy, không cần phải lưu trữ nguyên vật liệu tại công trình. Nên giúp tiết kiệm tối đa không gian làm việc.

Dự toán khối lượng dễ dàng

Việc sử dụng bê tông tươi giúp dự toán khối lượng một cách đơn giản hơn. Bằng cách tính toán chính xác khối lượng bê tông dự trù, nguyên vật liệu sẽ không bị lãng phí.

Lựa chọn nhiều tính năng

Có thể dễ dàng tạo ra nhiều tính năng khác nhau như chống thấm, cách nhiệt, tăng độ trơn, tính đông kết nhanh R4, R7, R14,… Bằng cách thêm các phụ gia vào bê tông tươi. Việc này giúp tiến độ công trình được đẩy nhanh và thuận tiện hơn.

5.2. Nhược điểm

Việc quản lý chất lượng đầu vào hỗn hợp bê tông là một thách thức đối với người mua hàng

Quá trình theo dõi, kiểm soát và đánh giá tiêu chuẩn của bê tông thương phẩm thường gặp khó khăn. Nhiều trường hợp gặp phải đơn vị sử dụng đá non dễ vỡ, xi măng hết hạn, hoặc tỷ lệ pha trộn không đạt chuẩn,…

Bảo quản bê tông không đúng cách cũng là vấn đề

Bê tông sau khi được trộn sẽ mất một thời gian di chuyển đến công trình. Nếu không được bảo quản đúng cách, bê tông có thể giảm chất lượng. Khi bị khô hoặc đóng băng sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng của công trình.

Chi phí cũng là một yếu tố quan trọng

Đối với những công trình quy mô nhỏ, ở xa các trục đường chính, thì giá thành sử dụng bê tông tươi sẽ tăng cao hơn. Hoặc ngang bằng với chi phí sử dụng bê tông thủ công. Vì vậy, đối với những công trình nhỏ, việc sử dụng xe bồn đổ bê tông không được khuyến khích.

6. Cách kiểm tra chất lượng bê tông tươi

6.1. Quy trình kiểm tra chất lượng bê tông trước khi đổ

  • Bước 1: Ước lượng xem cần sử dụng bao nhiêu khối lượng bê tông.
  • Bước 2: Dùng dụng cụ chuyên dụng để kiểm tra độ sụt của bê tông.
  • Bước 3: Trộn đều hỗn hợp với bê tông tươi.
  • Bước 4: Kiểm tra lại độ sụt và đúc mẫu sẽ chính xác hơn.
  • Bước 5: Tháo khuôn ngâm mẫu ở công trình với mẫu đã lưu để đánh giá chất lượng.

6.2. Cách kiểm tra chất lượng bê tông tươi sau khi đổ

Cách 1: Ép mẫu bê tông

Quy trình đánh giá cường độ bê tông thường bắt đầu bằng việc lấy mẫu trực tiếp. Trước khi đổ và lưu giữ nó trong điều kiện tiêu chuẩn trong vòng 28 ngày. Sau khoảng thời gian này, mẫu bê tông sẽ được sử dụng để đo đạt cường độ chịu nén. Với đơn vị tính là MPa (N/mm²) hoặc daN/cm² (Kg/cm²).
Theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam (TCVN) 4453:1995, cường độ chịu nén của bê tông được đánh giá sau khi kiểm tra ở 28 ngày tuổi. Bằng cách thử nghiệm ép mẫu trên hiện trường. Nếu giá trị trung bình của mỗi tổ mẫu trong thí nghiệm đạt hoặc vượt qua giá trị mác thiết kế đã được quy định, thì mẫu bê tông được xem là đạt yêu cầu. Tuy nhiên, không có mẫu nào được phép có cường độ dưới 85% so với mác thiết kế.

ép mẫu bê tông

Cách 2: Khoan mẫu
  • Bước 1: Sử dụng khoan để lấy mẫu bê tông cần kiểm tra.
  • Bước 2: Sử dụng dấu để đánh dấu và cắt phẳng hai đầu của mẫu bê tông.
  • Bước 3: Kiểm tra các thông số kỹ thuật của mẫu bê tông, bao gồm cả khoảng cách và đường kính của cốt thép.
  • Bước 4: Kiểm tra lại độ phẳng của mẫu bê tông.
  • Bước 5: Đưa mẫu vào máy kiểm tra cường độ chịu nén của bê tông.

Mẫu bê tông sẽ chịu gia tải từ từ với tốc độ từ khoảng 2 đến 10daN/cm2 cho đến khi mẫu bị phá hủy. Quá trình kiểm tra chất lượng bê tông này giúp dự đoán được tuổi thọ của công trình xây dựng đó.

7. Tạm kết

Hy vọng rằng những chia sẻ của chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ Bê tông tươi là gì. Mong rằng kiến thức trên giúp bạn tối ưu thời gian thời gian, chi phí thi công. Và công trình đạt chất lượng tốt nhất. Đừng quên đón đọc những bài viết mới của chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức hay tại chuyên mục Tin tức ngành xây dựng.

Rate this post