Bảng tra mác bê tông theo từng chỉ số chi tiết nhất giúp các doanh nghiệp và cá nhân dễ dàng đo lường và đánh giá chất lượng bê tông.
Mác bê tông là thuật ngữ thường được sử dụng trong lĩnh vực Xây dựng. Vì thế, những thông tin về nó như bảng quy đổi hoặc bảng tra mác bê tông nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Trong bài viết này, VLXD Sơn Đồng sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về thuật ngữ này.
1. Mác bê tông là gì?
Mác bê tông (Concrete grade classified by compressive strength) là cụm từ chỉ cường độ chịu nén của khối bê tông hình lập phương có kích thước là 150x150x150mm. Sau khi được bảo trì ở điều kiện tiêu chuẩn trong suốt 28 ngày. Mác bê tông được ký hiệu là M, nó được giải thích theo tiêu chuẩn TCVN 5574:2012. Chịu nén là ưu thế lớn nhất trong số các tác động mà bê tông có thể chịu được như: trượt, uốn, kéo,… Vậy nên, người ta thường lấy cường độ chịu nén làm yếu tố đánh giá chất lượng bê tông.
Thông thường, các công trình như: bệnh viện, nhà dân, trường học,… sẽ sử dụng bê tông mác M250. Những loại bê tông mác cao hơn sẽ được áp dụng đối với các dự án có nhịp và tải trọng lớn hơn.
2. Các loại mác bê tông phổ biến
Theo tài liệu mà VLXD Sơn Đồng nghiên cứu, trên thị trường hiện nay có nhiều mác bê tông từ M100 – M800. Trong đó, mác bê tông trong khoảng 100 – 400 được áp dụng nhiều nhất. Vì chúng phù hợp với hầu hết các hạng mục thi công. Từ công nghiệp đến nhà dân dụng đều dùng những loại mác này. Người ta thường sử dụng loại phụ gia bê tông chuyên dụng. Để có thể sản xuất ra nhiều loại mác bê tông có cấp độ bền và sức nén lớn hơn.
3. Bảng tra mác bê tông theo từng chỉ số
Như đã nói ở trên, mác bê tông (M) theo tiêu chuẩn Việt Nam được sử dụng để đo cường độ chịu nén của mẫu bê tông hình lập phương. Còn cường độ chịu nén của mẫu hình trụ được đo bằng cấp độ bền (B). Vậy nên, việc nắm rõ các giá trị trong bảng tra mác bê tông là vô cùng cần thiết cho các cá nhân. Hay doanh nghiệp làm trong ngành xây dựng:
4. Bảng quy đổi cấp phối bê tông sang cường độ chịu nén
Cấp phối bê tông chỉ tỷ lệ từng thành phần có trong 1m3 bê tông, bao gồm: đá, cát, nước, xi măng:
Mác bê tông | Tỷ lệ trộn | Cường độ chịu nén (kG/cm2) |
M50 | 1:5:10 | 50 |
M75 | 1:4:8 | 75 |
M100 | 1:3:6 | 100 |
M150 | 1:2:4 | 150 |
M200 | 1:1:5:3 | 200 |
M250 | 1:1:2 | 250 |
M300 | Thiết kế cấp phối | 300 |
M350 | Thiết kế cấp phối | 350 |
M400 | Thiết kế cấp phối | 400 |
M450 | Thiết kế cấp phối | 450 |
M500 | Thiết kế cấp phối | 500 |
M550 | Thiết kế cấp phối | 550 |
M600 | Thiết kế cấp phối | 600 |
5. Bảng tra cấp phối bê tông đơn giản, dễ hiểu nhất
Dưới đây là bảng cấp phối mác bê tông 150, 200, 250 theo Bộ Xây dựng:
Mác bê tông | Xi măng (kg) | Cát vàng (m3) | Đá 1×2 (m3) | Nước (lít) |
150 | 288.025 | 0.505 | 0.913 | 185 |
200 | 350.550 | 0.481 | 0.9 | 185 |
250 | 415.125 | 0.455 | 0.887 | 185 |
Để có được bảng quy chuẩn trên, các nhà thí nghiệm đã thử nghiệm rất nhiều trong thực tế. Cho tới khi đưa ra kết quả có độ chính xác cao nhất.
Lưu ý:
Nước là yếu tố quan trọng nhất trong bảng cấp phối trên. Vậy nên, để đạt được chất lượng tốt nhất, bạn nên sử dụng nước máy. Và dùng đủ lượng nước cần để hỗn hợp đông kết như mong muốn. Lượng nước quá ít sẽ khiến bê tông khó thi công và nhanh đông kết. Ngược lại, hỗn hợp sẽ lâu đông kết hơn nếu lượng nước quá nhiều. Dẫn đến chất lượng toàn công trình bị ảnh hưởng. Vào ngày thứ 28, cường độ bê tông sẽ tăng dần và đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên, tùy vào từng môi trường mà có thể dẫn đến sai số.
Sau đây là bảng mô tả cường độ bê tông theo từng ngày tuổi:
Ngày tuổi bê tông | Cường độ bê tông (%) |
1 ngày | 16% |
3 ngày | 40% |
7 ngày | 65% |
14 ngày | 90% |
28 ngày | 99% |
6. Bảng tra cường độ chịu nén của mác bê tông
Mác bê tông | M ở 7 ngày tuổi | M ở 28 ngày tuổi |
M150 | 100 | 150 |
M200 | 135 | 200 |
M250 | 170 | 250 |
M300 | 200 | 300 |
M350 | 235 | 350 |
M400 | 270 | 400 |
M450 | 300 | 450 |
Theo quy định của TCVN 9340:2012 về bảng tra mác bê tông cường độ chịu nén. Có thể thấy, cường độ chịu nén của bê tông càng về sau càng đạt đúng yêu cầu theo từng loại mác. Do đó, ta phải bảo trì bê tông đủ 28 ngày trước khi nén mẫu bê tông. Để cho ra kết quả chuẩn xác nhất.
7. Cường độ chịu nén của bê tông
7.1. Cường độ chịu nén của bê tông là gì?
Cường độ chịu nén của bê tông chỉ ứng suất nén phá hủy khối bê tông đó, được tính bằng đơn vị kg/cm2, H/mm2. Để xác định chính xác cường độ chịu nén của bê tông, phương pháp thông thường là sử dụng mẫu thử nghiệm. Bao gồm:
- Thiết bị thử, máy nén mẫu đã được cơ quan thẩm quyền cấp phép và thước lá kim loại.
- Đệm truyền tải có rãnh cách đều mẫu 30±2mm và được làm bằng thép dày 20±2mm. Phần truyền tải vào mẫu bắt buộc phải có kích thước bằng tiết diện của các viên mẫu đầm 200x200mm, 150x150mm, 100×100mm.
7.2. Cách thử cường độ chịu nén của mẫu
Chuẩn bị 3 viên mẫu thử, có thể lựa chọn mẫu hình trụ hoặc hình vuông với kích thước 150x150x150mm. Quy trình khoan cắt mẫu, chọn mẫu nén và làm hỗn hợp bê tông bảo dưỡng phải được tiến hành theo TCVN 3105: 1993.
7.3. Cách tính cường độ nén mẫu bê tông
Cường độ nén mẫu bê tông được tính theo công thức: R = (aP)/F
Trong đó:
- R: Mẫu bê tông.
- P: Tính bằng daN, là tải trọng phá hủy.
- F: Tính bằng cm2, là diện tích chịu lực nén của mẫu.
- a: Là hệ số tính đổi kết quả thử nén các mẫu bê tông khác với viên chuẩn.
7.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới cường độ bê tông cốt thép phổ biến
Để có thể đánh giá được cường độ của bê tông thì bảng tra bê tông cốt thép là yếu tố vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, một số yếu tố khác nhau có thể ảnh hưởng đến cường độ bê tông. Ngay bây giờ, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn một số tác nhân phổ biến yêu cầu bạn phải thường xuyên để ý. Để đảm bảo tổng thể chất lượng công trình không bị ảnh hưởng:
Chất lượng xi măng
Xi măng là một trong những thành phần quan trọng nhất gây ảnh hưởng trực tiếp tới hỗn hợp bê tông. Vậy nên, chất lượng xi măng cần phải bảo đảm, xi măng chất lượng kém có thể dẫn tới khả năng kết dính và cường độ của bê tông giảm. Bên cạnh đó còn kéo dài thời gian đông cứng của bê tông.
Chất lượng cốt liệu
Các thành phần nguyên liệu như: đá, cát, sỏi,… là chất lượng cốt liệu. Chúng cũng đóng vai trò quan trọng bên cạnh xi măng. Độ sạch và độ cứng của các thành phần này ảnh hưởng không ít tới cường độ bê tông.
Tỷ lệ xi măng và nước trộn hỗn hợp bê tông
Tùy vào thiết kế của từng công trình mà tỷ lệ trộn hỗn hợp bê tông có thể thay đổi. Đặc biệt là tỷ lệ nước. Nếu lượng nước quá nhiều trong khi lượng xi măng ít thì hỗn hợp sẽ bị loãng. Ngược lại, hỗn hợp được tạo ra sẽ có độ kết dính và độ dẻo không cao. Nếu xi măng quá nhiều nhưng lượng nước quá ít.
Hỗn hợp bê tông trộn không đều
Hỗn hợp bê tông trộn ảnh hưởng đến độ bền chắc của bê tông. Nếu bạn trộn hỗn hợp không đều, điều kiện bảo dưỡng bê tông sau khi trộn không đạt tiêu chuẩn.
8. Tạm kết
Vậy là VLXD Sơn Đồng đã cung cấp đến bạn những thông tin quan trọng nhất về Bảng tra mác bê tông. Hy vọng rằng bạn đã có cái nhìn rõ nét hơn về thuật ngữ này cũng như biết cách đọc thông số chính xác trên bảng tra. Nếu thấy những thông tin trên là hữu ích, hãy đón chờ những bài đọc khác của chúng tôi tại chuyên mục Tin tức ngành xây dựng.